Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Tin Tức
Đừng tăng thêm áp lực lên giá xăng dầu
Giá xăng được 'điều chỉnh' từ đầu năm đã tăng với mức tổng cộng 1.700 - 2.500 đồng/lít, 'đánh' mạnh vào nền kinh tế cũng như đời sống người dân. Nếu tăng thêm thuế bảo vệ môi trường, chẳng khác nào 'đổ thêm dầu vào lửa'.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh vừa đưa ra cảnh báo, đề nghị Quốc hội xem xét cẩn trọng đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) trong xăng dầu.
Theo ông, những lo ngại về bất ổn kinh tế thế giới đã đẩy giá dầu thô tăng vọt từ 50 USD/thùng lên 70 USD/thùng rồi 80 USD/thùng và dự đoán sẽ lên trên 100 USD/thùng trong năm nay. Là nước nhập khẩu trực tiếp, Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp và việc tăng giá là không tránh khỏi.
Từ đầu năm, giá xăng dầu đã được “điều chỉnh” theo hướng tăng lên từ 1.700-2.500 đồng/lít, trong cân đối với sự ổn định của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế, việc giá xăng tăng đang gây ra khó khăn cực lớn. “Giá xăng tăng sẽ “đánh” trực tiếp vào túi tiền dân nghèo vì giá mớ rau, con cá sẽ tăng theo”, trong khi gây khó khăn cho mục tiêu kiềm chế lạm phát - theo TS Doanh.
Dẫn thực tế “60% doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng nhìn nhận từ khi có động thái về việc tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu, chưa có một phân tích sâu nào nói về tác động đến cộng đồng DN ra sao, nhất là năng lực cạnh tranh, việc làm…
Không giống như đánh giá tác động của Bộ Tài chính, với chỉ từ 40.000-160.000 đồng chi phí tăng thêm nếu thuế BVMT trong xăng được tăng kịch khung, những tác động với cộng đồng doanh nghiệp là “vô cùng lớn”.
Bởi xăng là đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế. Bởi nếu giá xăng tăng, chẳng hạn 1.000 đồng mỗi lít, tất cả các đầu vào sẽ tăng theo, và những tác động khi ấy không thể đếm được, không thể tính được bằng tiền khi đồng nghĩa với nó là sự tồn tại/giải thể, đồng nghĩa với nó là sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế.
Dưới sự điều hành của Chính phủ, nền kinh tế đang chuyển biến tích cực. Xuất khẩu cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra những kỷ lục và nền kinh tế đã xuất siêu trở lại. Lạm phát được kiềm chế vững chắc ở mức dưới 4%.
Nhưng sẽ nguy cơ nếu không tính toán thận trọng khi tăng các loại thuế trong đó chẳng hạn tăng kịch khung thuế BVMT trong xăng, khi đó chẳng những đầu vào của nền kinh tế lập tức bị ảnh hưởng mà việc tăng thuế quá mức sẽ tạo ra sự dịch chuyển từ khu vực tư đang hoạt động hiệu quả sang khu vực công kém hiệu quả hơn.
ANH ĐÀO