TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
Tin Tức
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
TÀI LIỆU TUYÊN TUYỀN
VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM
============
Ý NGHĨA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU
Nội dung cuộc trao đổi nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình người từng làm Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản và ông từng học ở Triều Tiên từ 1965-1970, cán bộ công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên những năm 1973-1977 với Báo Người Lao Động về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra tại Việt Nam.
Tại sao trong rất nhiều lựa chọn, lại chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị?
Trong ngày 27 & 28/02/2019, tại Việt Nam diễn ra một sự kiện lớn được thế giới rất trông đợi - đó là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mọi người vẫn không ngừng đặt ra câu hỏi tại sao trong rất nhiều lựa chọn, hai quốc gia lại chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị?
Đây là sự lựa chọn xuất phát từ nhiều nhân tố tổng hợp, song theo tôi có 3 lý do:
Thứ nhất, Việt Nam có quan hệ tốt với cả 2 bên. Với Mỹ, sau 24 năm bình thường hoá quan hệ, đến nay hai bên là đối tác toàn diện. Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của ta. Từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, tất cả các đời Tổng thống Mỹ đều sang thăm Việt Nam. Quan hệ mở rộng từ chính trị, kinh tế, kể cả an ninh...
Còn với Triều Tiên là quan hệ truyền thống. Một thời kỳ dài quan hệ 2 nước rất mặn mà, một trong những biểu tượng đó là mấy trăm sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Triều Tiên và sau này trở thành những người có vị trí trong các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế, lãnh đạo tỉnh, bộ, ngành. Tất nhiên có thời gian quan hệ không phát triển mạnh, nhưng chúng ta vẫn cùng Triều Tiên giữ quan hệ tốt đẹp, duy trì Đại sứ quán suốt nhiều năm nay. Triều Tiên trước đây giúp Việt Nam nhiều trong chiến tranh (như thực phẩm, thuốc men, phân bón, sắt thép...), sau này Triều Tiên khó khăn, Việt Nam hỗ trợ. Quan hệ cả 2 bên với Việt Nam đều tốt tạo ra sự yên tâm rằng Việt Nam sẽ không có sự thiên vị, điều đó chắc chắn họ coi là yêu cầu hàng đầu.
Thứ hai, lịch sử Việt Nam rất đặc biệt, từ đất nước bị chiến tranh tàn phá, đói nghèo, lạc hậu, giờ chúng ta chuyển mình mạnh mẽ, đổi mới hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển, vị thế quốc tế được nâng lên, tham gia gìn giữ hoà bình quốc tế, tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn, điển hình là APEC...
Tôi nghĩ mô hình, hoàn cảnh phát triển của Việt Nam rõ ràng là thu hút được sự quan tâm của cả 2 bên và họ cũng muốn coi đây là một gợi ý để cho quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ cũng như với nước khác là sự phát triển lâu dài.
Thứ ba, là địa điểm, về địa lý thì không xa Triều Tiên, thậm chí gần hơn so với Singapore. Thượng đỉnh tổ chức ở Hà Nội, nơi cả 2 bên đều biết rõ, có Đại sứ quán để an tâm cả về mặt hậu cần và an ninh bảo vệ.
Hội nghị thượng đỉnh lần này có gì khác lần trước?
Điều khiến dư luận hết sức quan tâm là người ta có thể trông đợi gì ở Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 này?
Tôi nghĩ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên rất quan trọng, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên. Quan hệ Mỹ - Triều đã khác và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng đã được củng cố một bước. Vậy lần thượng đỉnh này sẽ thế nào? Chắc chắn phải có tiến triển hơn, nhiều động thái cho thấy điều đó. Phía Triều Tiên cử phái viên sang Mỹ và Mỹ cũng đã cử ngoại trưởng, các phái viên khác đến Triều Tiên rất nhiều lần. Tôi cho rằng khi hai bên thấy chắc chắn sẽ đạt được một thỏa thuận thì mới đồng ý tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2, nếu không sẽ tiếp tục gặp cấp chuyên viên.
Tuyên bố từ phía Triều Tiên cho thấy mong muốn có đột phá, còn phía Mỹ nói hy vọng sẽ có một cú hích quan trọng. Sức ép của Mỹ cũng "giảm nhiệt". Trước đây, Mỹ nói sẽ chỉ bỏ cấm vận, trừng phạt khi nào Triều Tiên giải giáp, phá hủy hoàn toàn hạt nhân.
Nhưng Tổng thống Trump gần đây lại nói Mỹ không muốn ép phải làm ngay. Phía Mỹ tỏ rõ thiện chí không muốn vô hiện hóa những cố gắng của nhau. Hai bên sẽ luôn luôn đáp lại nhau, mỗi bên tiến một bước.
Chắc chắn mỗi bên sẽ có tuyên bố về những vấn đề mình đang làm, thế mạnh của mình. Một bên sẽ nói về việc giải giáp vũ khí hạt nhân như thế nào, có thể nêu việc thanh sát những địa điểm đã hủy bỏ một cách đơn phương, phía Mỹ có thể sẽ nêu một số điểm họ không nhất thiết phải áp dụng trừng phạt: Ví dụ như vấn đề nhân đạo (về vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh, Triều Tiên cũng đã chuyển tro cốt, tư liệu cho phía Mỹ và phía Mỹ đánh giá cao thiện chí này). Đặc biệt, sẽ bàn về điều mà Triều Tiên vẫn mong muốn trước đây là bình thường hóa quan hệ bằng một hiệp ước hòa bình. Tôi không nghĩ hiệp ước này có ngay được vì nó liên quan đến nhiều bên (như những bên tham chiến trước đây, Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc…). Tuy nhiên, sẽ có một tuyên bố dưới hình thức nào đó thể hiện chiến tranh đã qua, hòa bình, bước đầu trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao không chính thức. Chắc chắn để tiến tới hiệp định hòa bình sẽ còn phải có một số cuộc nữa.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này đánh dấu vị thế Việt Nam đã khác.
Trước đây cứ nhắc đến Việt Nam là nhiều người nghĩ đến chiến tranh. Chúng ta đã nhiều lần lên tiếng "đừng nhìn Việt Nam như một cuộc chiến, hãy nhìn Việt Nam như một đất nước hòa bình, phát triển, mở rộng cửa".
Trước đây, Việt Nam đã lên tiếng sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy với các nước và sau đó chúng ta đã thực sự làm được điều đó, đã mở cửa, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, đăng cai các diễn đàn, nhiều sự kiện quan trọng: ASEM, APEC…
Còn hiện nay, Việt Nam đã được lựa chọn để tổ chức sự kiện quan trọng này trong khi rất nhiều nước sẵn sàng tổ chức: Thái Lan muốn, có thể Trung Quốc, Mông Cổ cũng muốn. Không phải là lời kêu gọi "hãy đến với chúng tôi" mà người ta đã tự động đến với mình, điều này cho thấy Việt Nam ở vị thế cao hơn nhiều so với trước đây cả về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế. Rõ ràng Việt Nam hiện nay khác với quá khứ, gắn với hòa bình, ổn định. Singapore cho biết sau khi tổ chức thượng đỉnh lần thứ nhất đã được lợi rất nhiều, từ khách quốc tế, uy tín quốc tế, sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp… Tôi tin sau thượng đỉnh lần này, khách du lịch sẽ tăng, đầu tư nước ngoài cũng sẽ tăng.
Những năm đầu, ta hoan nghênh đầu tư, thậm chí có lúc đi theo đầu tư là cả những công nghệ lạc hậu, song hiện nay ta lựa chọn đầu tư, những gì mình cần chứ không phải đầu tư bằng mọi giá. Nhà đầu tư sẽ đến với Việt Nam nhiều hơn, vừa qua đang có những tranh chấp thương mại nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn Việt Nam, đến nay điều này sẽ lại càng được củng cố.
Tôi vẫn nhớ bức ảnh chụp tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 ở Đà Nẵng, trong đó bên cạnh nguyên thủ ta là nguyên thủ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức và nhiều cường quốc khác. Có thể thấy điều đó như những gì Bác Hồ mong muốn "Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu", điều này mang tính chất biểu tượng, thể hiện rõ Việt Nam không chỉ mong muốn mà nay đã có vị thế chủ động hơn nhiều và vai trò được thể hiện trên trường quốc tế.
CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU PHÁ HOẠI
----------
Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un diễn ra tại Việt Nam từ ngày 27-28/02/2019 liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên đang nhận được sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Có thể thấy, việc Việt Nam đứng ra tổ chức sự kiện mang ý nghĩa quan trọng rất lớn đối với an ninh và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đây sẽ là một bằng chứng không thể tốt hơn cho tư thế chủ động và là thành viên có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế hiện nay. Một số chuyên gia nhìn nhận với sự lạc quan, việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, chắc chắn trong và sau cuộc gặp giữa Trump – Kim thì hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ trở thành đề tài nóng hổi của các kênh truyền thông quốc tế.
Cũng nhân cơ hội này đám phản động cùng bọn “rận chủ”, “đu càng” hình như rất bức bối, chúng đang tiến hành mưu đồ liên kết với nhau, tìm mọi cách để chống phá nhằm vào sự kiện đang được cả thế giới quan tâm này. Thời gian gần đây trên mạng xã hội và các “trang dân chủ”, đã xuất hiện một số tài khoản của các nhà “chính trị học” đang ngày đêm ra sức kích động người dân tham gia tập trung đông người biểu tình nhằm “giành lại chính quyền”; “lật đổ chế độ”; “đòi tự do nhân quyền”. Nham hiểm hơn chúng còn ra lời kêu gọi người dân xuống đường với cái tên mỹ miều là “chào đón tổng thống Mỹ”. Các đối tượng còn đánh vào yếu tố kinh tế để kêu gọi mọi người dân xuống đường “sẽ được phát 500 nghìn”. Điều đáng nói là lời kêu gọi đó đang được lan truyền với tốc độ rất nhanh trên mạng xã hội.
Âm mưu của chúng là kêu gọi người dân tham gia tập trung đông người, biểu tình, gây rối làm mất an ninh trật tự ở một số địa phương với kịch bản quen thuộc là hướng tới các hoạt động khủng bố để gây tiếng vang, tạo sự chú ý của dư luận thế giới biết đến Việt Nam như là một nước bất ổn về chính trị, an ninh trật tự nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế, làm cho Việt Nam không còn là một quốc gia có nền chính trị, an ninh ổn định. Không những thế xét ở khía cạnh xa hơn thì đó là mưu đồ tạo cớ để chuyển hóa thành bạo động phá hoại trên diện rộng, tiến tới gây bất ổn, bạo loạn về chính trị.
Hẳn chúng ta còn nhớ, tháng 6/2018 vừa qua, thông qua việc xuyên tạc Dự thảo luật Đặc khu, luật An ninh mạng với thâm ý là nhằm “bán nước” và “bịt miệng” người dân trên không gian mạng, số đối tượng chống đối đã sử dụng các tài khoản facebook cá nhân kêu gọi biểu tình vào các ngày 10, 17/6/2018. Chúng đã đánh vào sự thiếu hiểu biết, lòng yêu nước, tâm lý đám đông để kích động biểu tình. Hệ quả của việc này là hàng ngàn người xuống đường biểu tình tại công viên Hoàng Văn Thụ - TP.Hồ Chí Minh, công nhân đình công, gây mất trật tự tại Cty Pouyuen - Q. Bình Tân, bạo loạn đập phá trụ sở chính quyền, xe PCCC tại Bình Thuận vào 02 ngày trên làm hư hại tài sản nhà nước với giá trị rất lớn, hàng chục người phải vướng vào vòng lao lý, phải trả giá cho hành động “ngây thơ” của mình. Đây cũng được xem là thành công của chúng trong việc kêu gọi, lôi kéo, kích động bạo loạn... như một cuộc “tập rượt lật đổ chính quyền nhân dân” ở từng địa phương khi thời cơ đến.
Đất nước ta đang có những bước phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, có vị trí nhất định trên trường quốc tế. Thế nhưng các thế lực phản động luôn nhăm nhe kích động, tổ chức các hoạt động chống phá, gây rối tình hình an ninh trật tự trên cả đất nước nhằm mục đích từng bước chuyển hóa thể chế chính trị, để dân ta tự tay phá hoại đất nước ta.
Để góp phần bảo vệ thành quả của sự nghiệp cách mạng và sự ổn định, phát triển của đất nước, làm thất bại âm mưu của đám phản động cùng bọn “rận chủ” “đu càng”, gìn giữ uy tín của Việt Nam. Với trách nhiệm công dân đề nghị mọi người dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị kẻ xấu lợi dụng vào các hoạt động phức tạp, tuyệt đối không tham gia và tuyên truyền vận động cho bạn bè, người thân không tham gia, không chia sẻ những nội dung kích động biểu tình. Đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết được âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch phản động. Nếu phát hiện ai có hành vi kích động người dân tham gia tập trung đông người, biểu tình, phá hoại, gây bất ổn tình hình trước, trong thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 27-28/02/2019 thì kịp thời báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn, góp bảo vệ sự bình yên cho đất nước, cho nhân dân, giữ gìn hình ảnh đất nước, con người Việt Nam hòa bình, thân thiện, hiếu khách trong cộng đồng quốc tế../.